THÁNG TƯ ĐEN

 

 HỒI KƯ     THÁNG TƯ ĐEN    ... ngày 30 Tháng Tư năm 1975...

 

             Home NT HUNG YEN

 

  

 

                 L̉NG NGƯỜI THAY ĐỔI

 

    Tháng Tư 30 1975 ngày tận-thế.

  Một người đàn ông đang đi trên đường, ngẩng nh́n trời, kêu lên than thở: “Thượng Đế cũng đang ngậm nước mắt, khóc thương cho thân phận của người Việt chúng ta”.

       Bao phủ cả thành phố Sài G̣n, một bầu trời ám đạm thê lương, và cứ vậy ḍng dă triền miên, mặt trời không thể ló ra khỏi cái đám mây tù hăm. Một màu xám ngắt chùm kín lên đầu những người dân đang sống trong cái thành phố khốn khố này. Bầu trời tê tái kia, giống y như là một cái vung vô h́nh vĩ đại đậy bưng đậy bít , mà ở trong cái nồi khổng lồ ấy là những kẻ đường cùng, thất đảm kinh hoàng v́ không có một lối ra.

 

   Trong ḷng đường, người ta chạy như điên, như dại, tôi không biết họ từ đâu tới và họ sẽ đi về đâu. Ở ngay bùng binh Chợ Bến Thành, dân chúng lũ lượt, người ta hối hả, người ta cuống cuồng chung quanh cái ṿng tṛn ấy như thác lũ không ngừng trôi. Trông họ giống như những xác chết trồi lên từ trong ḷng đất, những con ma vô hồn, vừa mới chuồi ra khỏi mặt đất đen ng̣m, th́ đă cắm đầu cắm cổ, vừa đi vừa hoảng hốt chạy,  và lại cũng chả biết là chạy đi về đâu .

 

      Đây hẳn không thể nào là sự thực được!

 

   Có lẽ, hay là ... nó chỉ là một giấc mơ hăi hùng, khủng khiếp của mọi người dân miền Nam , những con người tuyệt vọng , đang cố tranh nhau vùng vẫy để thoát ra khỏi cái thảm trạng vô t́nh đang đuỗi bắt họ, như là một tṛ chơi tàn nhẫn của trời xanh.

 

   Ngày tŕnh diện công nhân-viên, tôi chọn một cái áo dài cũ nhất mà tôi c̣n t́m thấy được trong những ngăn tủ quần áo. Tôi c̣n nhớ là cũng như tất cả mọi người khác, chỉ có qua mỗi một đêm thôi, tôi đă mất vào khoảng ít nhất mười cân. Chiếc áo dài thảm thương treo trên người tôi như trên một bộ xương khô, tựa hồ như nó đang được treo ở cái máng áo trên tường.

 

   Những đôi mắt sâu chũng, nhớn nhác trong im lặng, kiếm t́m xem ai ở lại, ai đă đi. Những bạn bè thân yêu đă vội vă bỏ chúng tôi nơi đây. Và lúc này th́ chúng tôi, như những con cá nằm trơ thân trên băi cát trắng, bị trôi dạt vào bờ, sau một trận cuồng phong, chờ đợi giờ tử h́nh sắp đến.  

 

   Tôi đứng nép sát vào với mọi người trong hàng ngũ, nhưng vẫn cảm thấy như là đang một ḿnh bơ vơ trên một băi sa mạc mênh mông, mà ai ở trên kia cũng có thể trông thấy tôi thật rơ rành rành, không một bóng lá chở che. Tôi chỉ muốn ḿnh trở nên thật nhỏ bé, nhỏ bé hơn nữa, giá mà tôi có thể biến h́nh thành con kiến chui đầu vào mặt đất th́ thật là tuyệt diệu. Có lẽ mọi người đều cùng một cảm giác như tôi, v́ ai cũng đều cúi gằm xuống đất như thể t́m một lỗ thoát thân. Chả ai buồn nhận diện ra ai cả, ông Giám đốc, bà Chủ-sự, chị lao công quét dọn , anh tuỳ phái ... không ai chào ai. May ra chỉ một ánh mắt, một cái nhếch mép, một dấu hiệu làm ngơ âm thầm thông cảm. Ai cũng có nỗi niềm riêng, không thể nói năng chia xẻ với ai được . Cái nỗi riêng tư ấy, dù có muốn, chắc cũng không thể nói thành lời.

 

   Một cuộc đổi đời quá nhanh, dip may cho những ganh ghét nhỏ nhen, thù hằn trả đũa, một dịp cho những con nợ muốn ăn quịt. Nhưng nếu nh́n thật rơ là kỹ ra, th́ con nợ trông cũng không khác hơn ǵ người chủ nợ, mặt mày ai cũng xanh xám như nhau. Ai cũng lơ láo ngác ngơ như hồn chưa nhập xác, như những người tù giam lỏng chờ ngày phán quyết của toà trên. Và trong thâm-tâm, ai cũng tin là ḿnh ít nhiều, cũng đều có dính phần vào tội, cái tội đă hít thở không khí ở trên mảnh đất của miiền Nam.

 

 

   Tôi bước chân vừa đến trước cổng nhà, người con gái dừng lại chào, chúng tôi đang trao đổi vài câu thăm hỏi, chợt nghe tiếng người đàn bà gọi giật con về. Nh́n theo bà mẹ cong cớn xỉa xói người con, ḷng tôi chua xót, chỉ mới ngày hôm qua, chúng tôi thân nhau như ruột thịt, chia xẻ buồn vui, ngày hôm nay tôi đă thành mối dây “liên-lụy".

  

   Vừa bườc qua cánh cửa mở toang, th́ tôi trông thấy hai người bộ -đội trẻ với súng trên tay, họ đang đứng với ba mẹ tôi trong pḥng khách.   

   Một cậu bé chạc độ mười hai tuổi ngênh ngang gần đó, chỉ tay vào ba tôi nói “Ông này làm lớn cho ngụy đấy, Việt gian, gíán điệp” và rồi lại “Có hai ông Đại -Uư ở trong cái nhà này”.

    Gan ruột tôi thót lại, đất trời đảo lộn, nếu có một quả bom nào đă phát nổ, th́ chính nó đă nổ ở ngay tại cái pḥng khách của gia - đ́nh tôi vào lúc đó. Có mỗi một điều là không một ai lăn ra chết cả, mà chỉ ở bên trong cơ thể của chúng tôi, nó tan tành ra thành muôn ngàn mảnh vụn, như là một cái chết âm thầm, không một tiếng kêu, một cái chết hoàn toàn trong câm nín .

   Hai người thanh-niên nh́n nhau hơi ngơ ngác, trong ánh mắt họ tôi có thể đọc được ra rằng “ Sao họ lại sợ hăi ḿnh đến vậy?"

   Tôi biết trong giờ phút điên đảo này, hai người bộ đội hiền lành ấy không thể ngờ rằng, chúng tôi lại sợ ngay cả đám người bị bỏ rơi, cùng hoàn cảnh với nhau ở miền Nam này, không thua ǵ chúng tôi sợ những người đang có súng ở trong tay.

 

  Khi họ đi rồi, mẹ tôi lăn ra ngất xỉu, làm sao mà lại có người biết về thân-thế của ba tôi ở đây được. Ba đă về hưu-trí từ mười năm về trước, lúc c̣n ở Banmêthuột, chỉ độ vài người quen cũ như bác tài -xế An và bác Thân, người đầu bếp của Ba. Họ đến thăm ba mỗi năm một vài lần, nhưng nhà họ ở tận vùng ngoại ô Sài G̣n xa lắc . Mà lại nữa, họ đều là những người di-cư vào Nam năm 1954, và cả hai đều là tín đồ của Thiên-Chúa Giáo, nếu họ c̣n ở lại, th́ chắc là họ cũng c̣n đang trốn chui nhủi ở một góc nào đó cho yên thân họ, chả có th́ giờ đâu mà lấy điểm với chế -độ mới làm ǵ. Mẹ gào lên như con thú bị thương. Chính là những người làng ở cùng quê với mẹ, mà mẹ vẫn thường thăm hỏi tṛ chuyện trong xóm mỗi ngày. Mẹ rất yêu quí họ v́ họ biết cái dĩ văng huy hoàng độ cũ của mẹ, v́ từ ngày vào Nam, sống đời khiêm-tốn, đạm bạc của một bà nội-trợ, không ǵ thích bằng gặp lại những người nhân-chứng của thời xưa.

Mẹ tôi rên rỉ   “Thật rơ là tôi đă nuôi ong tay áo".

 

 

 

   Hàng đêm, mỗi gia-đ́nh trong xóm họp mặt để biết cách khai -báo lư -lịch của ḿnh mà nộp cho Công-An phường, trụ-sở là một ngôi nhà khang-trang đă bỏ trống từ cuối tháng tư đen.

 

   Dưới mái nhà của gia-đ́nh tôi ở phường Phú -Thọ lúc bấy giờ , th́ cậu em trai đă đi xa rồi, chỉ c̣n có gia-đ́nh anh Ba, anh chị đă có hai cháu lúc đó ,và bốn chị em gái chúng tôi . Ba tôi từ khi về đây, ngoài cái chậu kiểng ở cái sân con trên lầu, th́ vẫn ngày ngày ra chùa phụ giúp thày Từ -Bi hoàn tất ngôi chùa phường Phú Thọ.

 

   Đệ tử của chùa phần đông là những người láng giềng quen biết, cho nên khi được phân chia ra từng tổ hội họp, th́ ba tôi đă trở thành tổ-truởng của xóm . Bởi sự tin tưởng của người dân về thói quen tự nguyện vào những công việc mà mẹ tôi vẫn thường gọi nó là việc “Ăn cơm nhà, vác ngà voi hàng tổng” của ba tôi từ trước đến giờ.

 

   Trong ánh đèn dầu lù mù, đám đông ngồi xệp chung quanh cái chiếu cũ, lắng nghe tin tức đọc từ một tờ báo, rồi đến những tiếng ồn ào bàn bạc kiếm-thảo  

   Chợt tôi nghe “Người chiến-hữu”, lời nói của một người đàn ông từ trong bóng tối phóng ra, như là một lưỡi dao sáng xoẹt lên không trung, mà chưa rơ ai là nạn nhân của lưỡi dao vô-h́nh đó. Tôi chỉ biết một ḿnh tôi chết lặng.

 

   Buổi họp tàn, tôi lặng lẽ đi theo chân ba tôi ra về, một người đàn ông tiến đến chào Ba, nói “Bác chưa khai hết”. Tôi bàng hoàng sợ hăi, bước chân Ba loạng choạng trước mặt tôi, trên lối đi bằng đất sỏi gồ ghề cao thấp.

   Màn đêm mịt mù tăm tối mà ḷng người lại c̣n đen tối hơn. Từ cái thủa xa xưa, con người ta đă có thể đo được tận đáy biển sâu kia, nhưng đă có mấy ai đo được đáy ḷng người!

 

   Ba tôi ngồi im ĺm như tượng gỗ trong ghế, lưng quay ra cửa, mắt đăm đăm hướng về phía bức tường trắng trước mặt, ba tôi trông duờng như là đă hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài.

 

  Tôi pha một ly nước trà nóng, bỏ vào mấy cục đường thẻ màu nâu đậm, một thứ xa xỉ phẩm hiếm hoi mà vẫn c̣n may mắn , mua được ở chợ vào lúc này, cái lúc mà nó không c̣n thuộc vào cái danh sách của một loại nhu-yếu - phẩm ở trên thị truờng nữa, tôi đặt ly nước trà một bên rồi ngồi xuống cạnh Ba.

 

   Ba tôi khẽ cử động, cho tôi biết rằng ba tôi vẫn c̣n đó nhưng mắt ba vẫn không rồi bức tường trước mặt. Trên gương mặt không hồn ấy, tôi đă nhận ra cái màu da vàng vàng tim tím của một cơn bệnh rất phổ biến, và đang lan rộng ra hàng vạn người dân Sài G̣n lúc đó, bệnh tâm- thần.

 

   Tôi ước ǵ có thể nói một vài câu an-ủi ba tôi, nhưng cổ họng nghẹn ngào như có cái ǵ chặn lại ngay ở đó, không thốt được ra lời. Thân thể tôi cứng ngắc như một cây củi, sự sống đă rời bỏ tôi từ lúc nào, tôi không hay không biết.

 

   Đột nhiên, tôi chợt cảm thấy một sự tha-thiết vô cùng, được có làn hơi thở , sức sống mới tràn vào trong lồng ngực ḿnh. Y như là đang bị ngộp, tôi khẩn khoản được hít thở một lần nữa, cái b́nh dị tầm thường như của cái ngày nào  vừa mới chỉ hôm qua, mà giờ đă tưởng chừng từ tận đâu kiếp trước, như tận cơi hư ảo, hoang đường . Vâng ! xin cho tôi, dù là lần cuối cùng rồi thôi,  xin chỉ mỗi một phút giây ngắn ngủi , cho tôi được tận hưởng một lần nữa, cái làn không khí trong sáng cũ , trước khi tôi lăn đùng ra, ngă quị xuống, nhắm mắt vạn ngàn năm .

   Mặt trời ơi, hăy làm ơn, mau mau quay trở lại!

   Thượng Đế ơi, làm ơn nhấc cái vung u-ám, kín bưng, kín mít này ra khỏi đầu chúng con!

  Và ai ơi, ở ngoài kia đâu đó, hăy làm ơn đánh thức cho tôi tỉnh dậy, giấc mơ này phải tan!

 

HAI THẾ -HỆ, MỘT CUỘC CHIẾN 

 

ANH BA HIẾU

 

    Ba tôi khẽ hắng giọng nói nhỏ với anh Ba “Con phải dọn đi để cứu cả gia-đ́nh”

   Anh Ba lặng im một lúc, cúi đầu nh́n xuống mặt đất, không nói ǵ khác hơn là chỉ mỗi một câu “Vâng, con hiểu".

  Tính anh vẫn như vậy, ít khi to tiếng với các em và luôn nghe lời Ba Mẹ. Vào cái lúc này đây, chính cái sự nhẫn nhục ấy của anh đă làm tôi nghen-ngào tức tưởi. Và dẫu rằng cái quyết định kia đă được ba mẹ tôi bàn trước, nhưng Mẹ cũng không khỏi rên rỉ “Trời ơi, khổ thân con tôi! Con có làm ǵ nên tội!”

 

  Anh Ba rất hợp với tôi; Anh hay đàn cho tôi hát, và ở nhà lúc c̣n bé th́ chỉ có tôi mới được phép đụng tay vào mấy món “nhạc cụ” của anh. Tôi không bao giờ quên cái Harmonica bé xíu, nó nằm trong một hộp đựng rất là xinh, để trong hộc bàn học của anh. Thỉnh thoảng lúc vắng anh, tôi hay lấy nó ra, phùng má trợn mắt thổi ̣ - e- tí - toe. Để rồi đến một hôm nào lấy nó ra chơi, anh thắc mắc hỏi “Đứa nào làm ướt của tao?" .Tôi chỉ tṛn mắt nh́n mà không thể trả lời, tự nghĩ “Quái, ḿnh đă chùi đi chùi lại nó rất kỹ càng?!” .

 

   Lại những ngày anh tôi chưa lấy vợ, th́ mỗi dịp anh được phép về thăm nhà là một dịp anh em tôi vung vít. Anh thường lấy cái xe Honda màu xanh của tôi lạng đi chơi rồi buổi chiều, khi tôi tan sở, anh đến đón tôi, hai anh em rủ nhau đi ăn phở Hiền Vương, hay đi Dakao ăn bánh tôm Cổ - ngư, hoặc là đến cái món thú vị nhất, món đu-đủ ḅ khô, mùi nước chấm trong cái chai tỏi sao mà ngon thế, thịt ḅ khô với tương ớt đậm đà cay, xuưt xoa cả buổi. Lại cũng có hôm , anh em chúng tôi đi ăn ḅ viên ở ngay đường Lê-lợi gần chợ BếnThành, ḅ viên gân chấm với ớt sa -tế , eo-ơi ngon vô cùng, nước soup húp xoàn xoạt, miếng hành lá t́nh cờ cắn, hăng hăng, cay cay. Ăn một tô th́ vẫn phải tḥm thèm tô nữa.

    Lương cô kư con ít ỏi, mỗi lần anh tôi đi là tôi cháy túi, nhưng chả bao giờ tôi tiếc cả, v́ biết bao giờ anh tôi sẽ lại được về thăm nhà. Chiến- tranh bom đạn, anh là trai thời chiến, vui có là được bao nhiêu.

 

   Lại rồi lúc này đây, đúng như là một giải-pháp cứu nguy vào cái cơn khốn đốn của gia-đ́nh. Anh chị và các cháu đă dọn về bên ngoại, chỉ độ năm mười phút xe đạp nhưng cũng đủ làm tan nát ḷng chúng tôi.

   Ngày đầu tiên anh dọn đi. Cũng tựa như những lần anh ra đi khi trước, sau những ngày được về phép thăm nhà. Anh cúi xuống nhấc cái xách tay lên, chào ba mẹ rồi chậm chạp bước chân ra cửa. Dáng anh lênh-khênh, lỏng khỏng, xa dần trên lối đi phía trước cửa nhà, đến chỗ rẽ đầu đường, anh quay nh́n lại ngôi nhà cũ, nơi mà mẹ tôi đang bấu chặt mấy ngón tay vào cái mắc cáo của cái cổng sắt, như thể mẹ cố níu lại người con trai yêu quí nhất của mẹ, nước mắt dàn giụa. Cái khốn khổ nhất của tôi là trông anh với cái quay nh́n lại đó của anh, không c̣n thể chịu đựng hơn được nữa, tôi gục đầu vào song cửa sổ, khóc nức nở như mưa.

    Ngày hôm anh ra đi đó, cũng là lần cuối cùng - thôi từ biệt những ngày xưa thân ái - anh chị em đă sống chung dưới một mái gia-đ́nh, ở căn nhà Phường Phú Thọ, trong ṿng tay êm ấm che chở của Ba Mẹ chúng tôi.

 

BA TÔI

 

   “Thôi bà ở lại trông nom các con, tôi đi theo thày Bác Ái ở tạm trong chùa vùng kinh -tế -mới” ba tôi th́ thào. Mẹ tôi hoảng-hổt “Ông ơi, ông đừng đi, ở nhà hôm sớm, no đói có nhau”

   Giọng Ba khàn hẳn “Tôi đă suy nghĩ kỹ rồi, ḿnh c̣n tương lai của mấy đứa con, tôi đi để tránh cho các con phải liên-lụy”.

   Mẹ tôi năn-nỉ “Tôi xin ông, ông hăy nghe lời tôi một lần, chúng nó toàn là con gái, công-nhân-viên, không việc ǵ ông phải lo”

   Ba cương-quyết “Việc của tôi làm, tôi chịu một ḿnh, bà và các con cứ xem như là tôi đă chết".

   Mẹ bám chặt cánh tay ba “Tôi van ông, ông hăy nghe tôi, hàng ngàn hàng vạn người ngoài kia, ông đă gần bảy mươi tuổi, không ai có th́ giờ mà nghĩ đến ông đâu, ông cứ ở nhà”.

   Ba tôi bước chân ra cửa, mẹ tôi lăn dưới chân Ba “Tôi van ông, tôi lạy ông, ông ơi! Ông đừng đi đâu cả, ḿnh ơi ḿnh đừng đi, ở nhà rau cháo có nhau”

 

    Ba tôi khăng khăng cầm túi đồ bọc trong tờ giấy báo, kẹp vào nách bước ra đường, chị em chúng cố giữ cái nắm cửa lại, mẹ níu lấy chân ba “Ông ơi, ḿnh ơi đừng đi, ở nhà hôm sớm có nhau”

 

   Thê lương như một đám tang . Một đám tang mà không có người chết, v́ cái chết đó nó quá lặng lẽ, một cái chết từ từ ṃn mỏi, gặm nhấm từng giờ, từng phút, từng giây. Cái trí năo, cái thần kinh con người bị khủng-hoảng bởi những viên đạn vô h́nh sắc bén - của cái sự sợ hăi lẫn nhau- cái kinh hoàng ma quái ấy , sợ hăi chính những con người ở cùng chung một hoàn cảnh với ḿnh.

 

   Chỉ có bấy nhiêu thôi, không ai bắn ai bằng súng đạn, không ai đâm chém vào ai, mà người ta chỉ có thấy những nạn nhân âm thầm gục ngă, không để lại cho đời, dấu tích nào của một vết thương .

 

 

 

 

***JDA*** 

 

             Home

 

Copyright © 2010

All Rights Reserved

March 27, 2010