Up HOA NIÊN ĐƯỜNG TRẦN CHIA LY MÂY LANG THANG 

 

Thơ Y Cao-Nguyên, hành tŕnh đi “t́m lại thương yêu”

lê hữu

Phương này tưởng nhớ về phương đó

Hồn thả theo mây khói ngút ngàn...

(Khung Trời Tưởng Nhớ)

 

Tôi nhớ đă nói với anh Y Cao-Nguyên là tôi thích câu thơ trên. Anh hỏi tại sao. "Không tại sao cả,” tôi trả lời, “thích là thích, thế thôi.”  Thơ hay đâu phải lúc nào cũng cần giải thích tại sao hay, hay thế nào... Hoặc, chỉ cần giải thích: câu thơ đọc nghe cảm xúc, nghe “ngút ngàn”, nghe rất “thơ”, nghe như gói trọn cả “một trời tâm sự”. Và, cũng gói trọn cả nội dung thi tập.

 

Có ai trong đời ḿnh lại chẳng có đôi lúc “phương này tưởng nhớ về phương đó”, lại chẳng có đôi lần “hồn thả theo mây khói ngút ngàn” khi mà “người ở một phương, ta một phương”.

 

“Bắt” được một câu thơ hay trong một bài thơ hay luôn luôn là điều thú vị! Những câu thơ hay là những câu thơ đẹp, tựa những bông hoa đẹp. Tôi đă chọn ra câu thơ ấy, như chọn ra một trong những bông hoa đẹp trong vườn thơ đầy hương sắc của anh Y Cao-Nguyên.

 

Người khác có thể yêu thích những câu thơ khác trong những bài thơ khác của anh. Cũng là chuyện thường t́nh, tựa như người ta yêu những bông hoa, những vẻ đẹp khác nhau vậy. Điều này cũng cho thấy, mỗi người đều có thể t́m thấy trong những trang thơ anh những bài thơ, những câu thơ ḿnh yêu thích.

 

Anh Y Cao-Nguyên làm thơ rất sớm, tôi tin là như vậy, v́ trong thi tập của anh tôi gặp những bài thơ rất “trẻ”. Thơ anh gồm mọi thể loại, mọi đề tài, như anh muốn ôm hết cuộc sống vào ḷng vậy.

 

Tôi cũng t́m thấy ở nơi anh một con người đặc biệt, đặc biệt như bút danh của anh, Y Cao-Nguyên. Cái họ “Y” ấy có làm tôi ngờ ngợ, nghe tựa như họ của người sắc tộc thiểu số ở cao nguyên Trung phần. Đến khi đọc qua ít hàng sơ lược tiểu sử của anh, tôi hiểu ra. Anh từng sống gần hết những năm tuổi trẻ ở một thị trấn miền cao nguyên đất đỏ. Ban-mê-thuột, với anh, là thành phố đầy ắp những kỷ niệm, thành phố đă để lại trong anh dấu ấn khó phai.

 

(Không ngạc nhiên khi biết anh là một trong những “sáng lập viên” của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trung Học Ban-mê-thuột ở hải ngoại–một hội có tầm vóc lớn về nhân số, tổ chức và hoạt động–v́ những gắn bó thiết tha và tấm ḷng chan ḥa yêu thương của anh đối với thầy, với bạn, với ngôi trường...). Tôi cũng biết, dường như đă lâu lắm, anh chưa về thăm lại thành phố cao nguyên ấy, về thăm lại một phần đời anh c̣n gửi lại nơi chốn ấy.

 

Thi phẩm “T́m Lại Thương Yêu” gồm hai phần chính:

 

® T́nh Thơ: Thơ của một thời tuổi trẻ, của những ngày vui xa lắc, của những năm tháng tươi đẹp nhất của một đời người. Trong những trang thơ anh, ta nghe có tiếng ve gọi hè, có mầu phượng thắm sân trường, có tà áo trinh nguyên, có t́nh đầu vụng dại... Và tất nhiên, có mộng mơ, có nhớ nhung của một trái tim rộn ră những nhịp đập yêu thương.

    

                            Nhớ em dào dạt biển sông

                   Làm sao con sóng trong ḷng ngủ yên? (Điệp Khúc 68)

 

 Anh không nói “nhớ da diết, nhớ quay quắt, nhớ chất ngất...”, hay “nhớ em trong... tận cùng nỗi nhớ” (như lối nói văn vẻ ta vẫn nghe) mà nói dào dạt biển sông, khiến ta nghe như từng lớp sóng xô nhau, xô nhau tràn măi vào bờ. Anh cũng không nói “thao thức, trăn trở, trằn trọc...” mà nói ... con sóng trong ḷng khiến ta nghe như “có tiếng sóng ở trong ḷng” (*) vậy.

 

Những câu thơ đầy “t́nh thơ” như câu lục bát trên người đọc có thể dễ dàng bắt gặp đâu đó trong những trang thơ, trong những bài t́nh đầu của con người nghệ sĩ từng sống sôi nổi, từng yêu thiết tha.

 

® Năm Tháng Chia Xa: Hầu hết là những sáng tác sau cuộc đổi đời năm 1975, sau những đổi thay đến tận cùng của đất nước, đến tận cùng đời sống của mỗi con người. Những năm tháng êm đềm vụt biến mất, cơn băo của lịch sử đă cuốn phăng đi tất cả. Những tai ương đă phủ trùm lên khắp nước, phủ trùm lên đời sống, phủ trùm lên số phận của mỗi con người, kể cả số phận nhà thơ của chúng ta.

 

Phần hai của thi tập–hay “tập hai” cuốn sách đời của tác giả–gồm những bài thơ được viết ra trong những năm nghiệt ngă, những năm đọa đày, những năm “đi phá rừng trồng ngô, khoai, sắn”, như cách nói của nhà thơ. Lối nói đùa ấy cũng cho thấy anh không hề giữ trong ḷng chút oán hận nào đối với những điều tệ hại nhất xảy đến cho cuộc đời ḿnh, nhiều lắm cũng chỉ là “chút chua chát nhẹ nhàng”, như lời anh viết trong “Thư Ngỏ”.

 

Trong lúc thân anh bị giam hăm, tù đày th́ những giấc mơ của anh vẫn c̣n được tự do, vẫn cứ bay lượn như những cánh diều ở bên ngoài những ṿng rào kẽm gai. Người ta không thể nào giam giữ, bỏ đói, hay giết chết được những giấc mơ.

 

Ta mơ, ta ước, ta chờ đợi...

Xuân cuộc đời c̣n đến hay không?  (Thu Sầu)

 

Thơ nói về những ước mơ, về niềm thương nỗi nhớ gửi về những người thân yêu: người mẹ già, người cha kính yêu, người vợ hiền yêu quư... nơi chốn xa quê nhà.

 

Không chỉ có thế, người đọc c̣n nhận ra được ở nơi anh một tấm ḷng nhân ái, một trái tim nhân hậu. Nhà thơ để ḷng ḿnh nghiêng xuống những nỗi bất hạnh của kẻ khác. Những số phận rủi ro, những số kiếp hẩm hiu: người bạn tù bỏ xác trong rừng sâu, người vợ “tù cải tạo” với con tim héo hắt, với âu lo thẫn thờ, với nhớ thương dằng dặc qua bao năm chờ tháng đợi mỏi ṃn, có khác ǵ nỗi ḷng chinh phụ thuở chinh chiến điêu linh.  

 

                             Tháng năm phai lạt môi hường

                 Lo âu ngơ ngẩn, lược gương biếng dùng  (Gửi Gió Ngàn Bay)

 

Nhà thơ Y Cao-Nguyên là người từng sống, từng trải bao nỗi thăng trầm, vinh nhục của kiếp người. Cuộc sống, những hạnh phúc và đắng cay, đă cho anh những bài học lớn. Anh để lại những lời tâm huyết, những lời khuyên nhủ thật quư báu, thật chân t́nh của thế hệ đi trước cho lớp đàn em theo sau: cuộc sống thật tươi đẹp, thật ư nghĩa, nhưng cũng thật ngắn ngủi, cần biết tận hưởng bằng cách sống sao cho ra... sống. 

  

Đời em là mầu hồng

Khi tim em c̣n nồng

Mầu xanh c̣n trên tóc

Sống, không thể sống không!  (Sống)

 

Nhà thơ Y Cao-Nguyên là người thực sự tin tưởng rằng, dẫu có thế nào đi nữa, cuộc sống sau cùng vẫn cứ đẹp, vẫn cứ đáng yêu đáng sống... Điều này thể hiện qua các hoạt động về thông tin văn hóa của nhà thơ trong cộng đồng người Việt tại Quận Cam, California (được minh họa qua các h́nh ảnh sinh hoạt trong phần “Phụ Lục”).

 

Thơ Y Cao-Nguyên là những ḍng thơ hồi tưởng. Hồi tưởng về những mùa vui, tràn ngập hạnh phúc, tràn ngập yêu thương. Hồi tưởng về những thời kỳ khốn khó, những buồn rầu tủi nhục, những tan vỡ chia ĺa. Tâm hồn nhà thơ là tâm hồn nặng trĩu những hồi tưởng, nặng trĩu những hoài niệm quá khứ. Tuổi đời càng chồng chất, nỗi nhớ càng thêm se sắt.

 

“T́m lại thương yêu” là t́m lại quăng đời đă mất, là “tay bắt mặt mừng” với biết bao nhiêu kỷ niệm một thời quên lăng.

 

“T́m lại thương yêu” là t́m lại h́nh bóng, khuôn mặt những người thân quen, những người đă đến, đă cùng đi với nhà thơ một đoạn đường ngắn hay dài, hoặc có khi chỉ tạt ngang qua trong thoáng chốc, nhưng vẫn luôn luôn để lại–nói như nhà thơ–“những kỷ niệm đẹp, khó quên”.

 

“T́m lại thương yêu” là lần theo những lối ṃn kỷ niệm, là về thăm lại những cây cỏ xanh tươi trên con đường trí nhớ. Bao nhiêu là nước chảy dưới chân cầu, bao nhiêu là mây trôi trên bầu trời xanh kia, thời gian vẫn cứ lạnh lùng... Có ai tắm lại được hai lần một ḍng sông đâu, vậy mà Y Cao-Nguyên, anh vẫn cứ “tiếc một thời xuân”, anh vẫn cứ muốn t́m về.

 

Những người yêu thơ, đến đây, chắc cũng muốn theo chân nhà thơ Y Cao-Nguyên, ngược ḍng thời gian, thả hồn “theo mây khói ngút ngàn” để bước vào trang thơ anh như bước vào cuộc hành tŕnh đi “t́m lại thương yêu”.

 

 

lê hữu

(*) Tống Biệt Hành, thơ Thâm Tâm

 

Copyright © 2010

All Rights Reserved

May 23,2010