NIỀM VUI NGÀY HỘI-NGỘ
Nguyễn Thị Hưng Yên (JDA)
Trước ngày đi dự đại hội 55 năm thành lập trường Trung Học Banmêthuột ở Washington DC, có những câu hỏi nó cứ luẩn quẩn trong đầu, mà tôi không thể trả lời.
Tôi vốn rất sợ những mất mát đổi thay, qua những tháng năm dài biệt xứ xa quê hương, bè bạn, thày cô...
Đă quá là lâu, từ ngày tôi giă từ xứ Bụi Mù Trời miền cao nguyên đất đỏ, ngày tôi rời cấp Trung Học đế đi vào những năm đầu Đại Học ở Sài G̣n.
Từ mái tóc dài thậm thượt chấm lưng, tôi cắt nó ngắn, chấm dứt, những năm cuối cùng Trung Học ấy, ở cái tỉnh lẻ đèo heo và hút gió. Tôi vào đời, bước chân chập chững của tuổi c̣n là vị thành niên. Tôi miệt mài học hành, căm cụi với việc làm và cơm áo, sống cuộc đời vội vă ở phố thị của đất Sài G̣n. Tôi cố níu lại những ǵ tôi đang có được, trên cơi đời đầy giông băo đe doạ ở ngoài kia, ở ngoài cái mái ấm che chở của gia đ́nh tôi vào lúc đó.
Rồi chiến tranh, di tản, tôi vượt biên qua Mỹ.
Rồi lại v́ cơm áo xứ người lạc lơng, bơ vơ .
Hội cựu học sinh TH. Banmêthuột và tôi, cảm tưởng, lúc nào th́ ḿnh cũng chỉ là, người đứng ở bên ngoài của mọi cuộc vui.
Và cứ vậy, tôi đi đến Washington DC, với loanh quanh những câu hỏi mà không thể trả lời.
H́nh NTHY – BMT niên-khoá 61-62
Đến Washington DC, ngày 3 tháng bảy năm 2010, tôi đứng sững người trước cổng vào nhà v́ cảm động, nó giống sao mà, y như của cái thời tôi c̣n cắp sách đi học - cái cổng trường cũ với bảng-hiệu thật to " Đoàn Kết -Tự Trọng."
Anh Nguyễn Đ́nh Liễn tiếp đón vợ chồng tôi rất thân mật. Anh vốn là Giám Thị của trường tôi ngày xưa. Hôm nay, chúng tôi đồng ư với nhau là nên đổi cách xưng hô cho nó "Danh chính ngôn thuận" v́ là, anh đă kết hôn với Lâm Thu Thuỷ, trưởng ban tổ chức mà cũng là cô bạn một thời của tôi. Chúng tôi rất thoải mái với cách xưng hô mới, và ai cũng đều lấy làm vui vẻ cả.
Anh Liễn hănh diện về việc dựng cái cổng trường này để chuẩn bị cho ngày Hội Ngộ năm nay, tại ngay căn nhà rộng răi khang trang của anh chị. Anh cho biết, hàng chữ tiếng Việt độc đáo trên cái cổng ấy là một phần đóng góp của học sinh từ ở Việt Nam. Và phải chăng, có lẽ, ai cũng linh cảm thấy cái t́nh quê thắm thiết, gắn bó, nối liền, mà cho nên cái đám học tṛ "cụ" chúng tôi cứ lớp lớp, hàng hàng, tranh nhau đ̣i cho bằng được để chụp h́nh dưới cái cổng trường này.Y như thể muốn chụp bắt lại những ngày xưa thân ái.
Năm mươi lăm năm thành lập, Kinh Thượng một mái trường.
Bốn mươi lăm năm xa cách, lũ bạn của tôi dạo đó, nay đă thành ông bà, thành nội - ngoại cả rồi. Chúng tôi gọi tên nhau ríu rít mày tao, cái khoảng cách thời gian những năm dài biền biệt, chợt bỗng nhiên mà nối chắp lại liền lạc như một phép lạ nhiệm mầu. Chúng tôi mừng rỡ, la hét y như lũ con nít ngày xưa. Chúng tôi đến đây với nhau từ khắp nơi trên thế giới, từ mọi ngơ ngách, từ Nam Bắc Đông Tây. Niềm vui hội ngộ với bạn bè, thầy cô của những năm Trung Hoc nở tung ra như những tràng pháo bông vào ngày lễ Độc Lập của xứ Hoa Kỳ mà chúng tôi không thể đợi đón xem dù chỉ c̣n có vài hôm nữa.
Chúng tôi phải ăn mừng ngày HỘI NGỘ hôm nay ở đây thôi. Và những niềm hoan hỉ hôm nay là những tràng pháo bông của t́nh thày tṛ bạn hữu. Nó rộn mở, nó tung bay y như hàng trăm con bươm bướm đủ vẻ màu lượn lờ trên sân cỏ của ngôi trường cũ. Nó làm rợp bóng cái khung trời của buổi trưa hè nóng bức ấy. Cái mát mẻ ở trong ḷng, vâng chính vậy, tôi chỉ có cảm thấy không ǵ hơn ngoài những ngọn gió chân t́nh dào dạt thân yêu.
Một tổ chức thật là chu đáo, các món ăn đă được những bàn tay khéo léo của các bạn làm từ suốt ngày hôm trước. Dưới những cây dù che nắng và những bóng mát của các gốc cây quanh nhà, từng đám tụ họp tập dượt hát ca. Máy chụp h́nh th́ cứ là túi bụi không ngừng" Ấy, ấy hăy chờ tôi một tí" " Ấy, cho tớ chụp chung với được không ? " Rồi th́ lại, " Ấy chờ thêm một người nữa" và c̣n "Chụp cái máy ảnh của tớ dùm đi "...
Thày cô ghé thăm, nh́n cái đám học tṛ cũ, chỉ cứ biết tủm tỉm cười cả buổi mà thôi. Rồi th́ đứng vào với đám chúng tôi để chụp h́nh, và rồi lại chụp thêm h́nh với đám khác nữa ... Các thày cô đă xoá sổ cấm túc của chúng tôi từ bao giờ tôi không được biết. V́ tôi chỉ c̣n thấy trong những ánh mắt kia đầy âu yếm yêu thương, tràn một t́nh thày tṛ khoan dung cởi mở.
Tôi không c̣n thấy sự sợ hăi cái lạnh lùng của thày cô lúc phải trả bài.Tôi cũng không c̣n cảm thấy sự cách ngăn thứ bậc của giới tuyến kỷ cương giữa thày và tṛ như lúc tôi c̣n bé.
Nhớ về cái năm cuối ở trong trường, không hiểu v́ sao mà bọn chúng tôi phá phách quá, và lại c̣n ỷ có anh có chị của bạn là thày là cô, chúng tôi mấy đứa bảo nhau, xúi một đứa ngang nhiên đi vào lớp thày đang giảng bài mà ṿi tiền để đi ăn hàng. H́nh dung đến lúc thày ngưng dạy, móc ví đưa tiền cho học tṛ, tôi bỗng dưng dưng nước mắt. Có lẽ, chính những t́nh thân b́nh dị như thế ấy, đă là cái mầm của sự thân ái buổi hôm nay. Thày cô, giờ trở thành những người anh người chị của tôi, mà đă từng có lần, trong quăng đời vừa mới đi qua, đă hướng dẫn, đă giúp cho tôi mạnh chân bước trên con đường học vấn. Họ cũng c̣n là những người bạn được sự tin cậy và yêu thương của tôi giờ đây. Và đồng thời, rồi cũng sẽ măi măi, không có ǵ làm thay đổi ở nơi tôi được, cái tấm t́nh rất trân trọng đó.
Tôi cúi xuống đất, lượm một chiếc khăn ăn bằng giấy gió thổi bay trên sân, rồi bỏ vào một trong thùng rác cạnh nhà. Chợt nhớ tới lời thày Hiệu trưởng Phạm Văn Đồng có lần nhắc chúng tôi trước giờ vào lớp học " Các em nhớ góp bàn tay ḿnh vào sự sạch sẽ trên sân trường cũng như trong lớp học. Nếu mỗi em, khi thấy rác rưởi ở đâu hăy tự ḿnh lượm rác ấy vứt bỏ vào thùng rác, th́ sân trường sạch sẽ luôn, và người lao công cũng đỡ đi một phần nào cái vất vả việc chăm sóc cả cái trường rộng lớn của chúng ta". Tôi vẫn nhập tâm điều ấy, để mà rồi một ngày nào chợt lại nghĩ thêm rằng, tôi cũng nên để tâm đến sự làm trong sáng tâm hồn ḿnh, loại bỏ đi những cái rác rưởi nếu chúng nó nấn ná, trú ngụ ở đâu đó trong tôi. Cho nên tôi vẫn hằng luôn cố công thăng tiến thêm lên cái phần chân-thiện-mỹ cho ḿnh và giữ được cái tự hào là con dân nước Việt.
Đoàn Kết - Tự Trọng, cái khẩu hiệu của trường tôi năm cũ, đến những lời giáo huấn xưa từ một nơi núi rừng xa thẳm, và c̣n thật là nhiều nữa, những cái truyền thống rất đáng yêu, đáng nhớ cúa quê hương nước Việt, v́ một lẽ nào đó mà ngày hôm nay đây, đă được mang đi reo rắc cùng khắp cả bốn bể năm châu.
Tôi chợt nghĩ, biết đâu chừng "Trong đau khổ cũ, mà lại nẩy ra cái mầm tươi sáng mới."
Đêm dạ vũ, ai cũng thật là - đẹp ơi là đẹp.
Tà áo dài của cô Cầm sáng rực rỡ bên cạnh thày Tùng. Màu áo tím của cô Tiên gợi cho tôi nhớ đến những ngày tôi cùng lũ bạn rủ vào nhà cô, đi với cô đến trường mỗi sáng. Quấn quít chân cô, đứa th́ đ̣i sách cặp cho cô, đứa th́ cứ bon chen để làm sao mà được đi sát gần cạnh với cô th́ mới chịu thôi. C̣n đến cái con đường tráng nhựa đường ấy, vào những trưa hè nắng chói chang đổ thành hoa nắng bay bay ở đàng trước mặt, tôi vẫn hay t́m những cái bong bóng đen thui của nhựa đường phồng lên, để đạp cho chúng nổ lép bép vui tai. Tôi lại c̣n nhớ cả những bụi gai mắc cỡ ở ven đường nữa, cuống lá màu tim tím kia cứ vội vă khép ḿnh mỗi khi tôi chạm tới, mặc cho tôi có thật là nhẹ nhàng cẩn thận đến thế nào.
Đưa tôi về thực tại, cái giọng hùng hồn của MC Linh Vũ bắt đầu màn chào cờ uy nghiêm trang trọng, dù là anh chàng này đă bị khan tiếng mấy hôm liền. Bài quốc ca Việt Nam, cứ mỗi lần nghe đến nó là tôi lại rơi nước mắt, tự hỏi thầm những anh linh ấy, giờ trú ngụ nơi đâu ?
Bản hiệu-đoàn-ca, thầy quá cố Nguyễn Văn Dần đă làm cho trường, mà độc đáo chỉ trường tôi mới có, đă làm tôi bùi ngùi nhớ đến giờ âm nhạc của thày, tụi tôi chả chịu học hành ǵ, chỉ phá phách "ḥ hét" om ṣm, mà thày cũng chẳng hề một lần la mắng.
Quăng đời xa xăm từ tận bến bờ nào quá khứ chợt đến với tôi, vui buồn lẫn lộn. Và rồi lại cũng thêm phần xót xa, khi nghe vội vă, mẩu chuyện ở trong bàn ăn " Ngày ba mươi tháng tư, tôi lật đật bay về nhà để đón vợ con đi ."
Nhưng thôi hăy khoan, hăy tạm ngưng cái u sầu của những năm dài tháng cũ, tạm gác lại cái chuỗi ngày di-tản đă qua. Chúng tôi chỉ có vài giờ gặp gỡ với nhau đây - tôi phải vui cho trọn cuộc Hội Ngộ này.
Thật không ngờ mà các bạn của trường tôi lại có nhiều màn tŕnh diễn hay đến vậy. Ngạc nhiên nhất là thày Nguyễn Văn Hường với đám học tṛ cũ, trong nhạc cảnh " Bụi phấn trên tóc thày". Giờ mới biết là thày c̣n thêm nghề tay trái nữa. Thày Đăng Kim Qui th́ vẫn luôn với phong cách đặc biệt của riêng thày, và dĩ nhiên là bản nhạc thày hát th́ có rất nhiều người đă lặng lẽ hát theo. C̣n Tuyết Nga của tôi th́ cũng cứ muôn đời múa dẻo và giọng nói lúc nào cũng thật nhẹ nhàng duyên dáng tự nhiên.
Làm sao mà kể cho hết được, chỉ có may ra, những tấm h́nh thay lời nói hộ dùm tôi.
Rồi th́ lại, sợ cái phút giờ chia tay sắp đến. Chúng tôi bèn len lén chụp h́nh lưu niệm thêm với nhau. Rồi th́ chả ai cần ǵ đến giữ ǵn ư tứ, v́ ngàn năm một thủa, các bạn ơi, chúng tôi tới lôi cả các thày cô ra khỏi bàn ăn uống để chụp chung h́nh túi bụi, thật là vui. Tôi đă sống lại những ngày thơ ấu cũ, và sống với rất chân thật ḷng ḿnh.
Tôi về đây và đă t́m lại cho ḿnh những niềm vui của tuổi học tṛ, tuổi c̣n cắp sách đến trường với tà áo trắng tung bay trong bụi đỏ nắng hè mà c̣n th́ là " Mái tóc dài cứ vắt qua vắt lại ở đàng lưng" giống như là Trần Văn Chỉnh nói (thế nhưng mà, cái ông này cũng hơi ... giầu tưởng tượng lắm đấy các bạn ạ!).
Cám ơn Phạm Công Lạc rất nhiều, đă lùng kiếm hộ tôi những người bạn một thời cùng ngồi chung lớp.
Cám ơn tất cả các bạn đă gởi đến Hưng-Yên h́nh ảnhnhư là bạn: Linh Vũ, Thành Thơ, Quyên Thanh, Kư Lâu, Thang Long, Nam Chanh và Lan.
Ban tổ chức rất xứng đáng nhận cái vinh dự ở trên sân khấu đêm hôm ấy.
Xin hăy giữ ǵn t́nh bạn ngày hôm nay, cùng với t́nh thày tṛ thân mật.
Phần riêng Nguyễn Thị Hưng Yên th́ chắc chắn rằng sẽ khó mà quên kỷ niệm ngày Hội Ngộ 55 Năm.
À, lại vừa chợt nhớ ra, tôi đă quên mất tiêu một câu hỏi, là cái "tên nào" vẫn thường lôi kéo tóc tôi lúc ngồi trong lớp học thời 58-64.
Thôi th́ thôi, chắc phải đành chờ một dịp khác vậy mà thôi!
***JDA***
Copyright © 2010
All Rights Reserved
July 21, 2010