ÔNG NGOẠI CỦA BÉ Hưng-Yên
Ở cái tuổi thơ ấu ấy, mỗi khi tôi lầm lỗi, t́nh yêu và sự độ lượng khoan-dung của ông bà luôn luôn là chốn nương nấu an ổn của tôi. Mà rồi, lại cũng một đôi khi, cái sợ hăi quá độ của tuổi ngây thơ đă biến báo thành một dí dỏm bất ngờ, khó mà quên đươc.
*
Lúc bấy giờ tôi chỉ độ ba bốn tuổi, nhà vẫn c̣n ở quê Bảo Châu, ngôi nhà ba gian ở phía đằng trước, với cái bậc cửa chắn ngang cao gần bằng tôi lúc đó. Mỗi khi muốn ra ngoài sân tôi phải vất vả lắm mới leo qua nổi.
Phía sau nhà, đi qua một cái sân vuông, có một cây cau lùn đứng ở sát một bên cái trái nhà mà trong đó, có một cái cối đá to kinh khủng. Treo lơ lửng trên nó là một cái chầy gỗ thật nặng. Phải đến một lượt hai ba người làm công cùng một lúc mới hướng đầu nó vào trong cái cối đá nọ, vào những lúc giă gạo, xay lúa đêm đêm. Ở sát bên cái bể đựng nước mưa, là đi đến một gian nhà nữa bé xíu, mái lợp bằng rơm để chỗ cho người làm và cũng là nhà bếp.
Tôi không hề h́nh dung thấy ba tôi có mặt ở ngôi nhà này bao giờ cả, mà chỉ nhớ mỗi một h́nh ảnh của mẹ tôi suốt ngày bận rộn ở nơi đó mà thôi.
Nhất là vào mỗi mùa gặt tới, mẹ điều khiển hàng chục người thợ gặt đem lúa về phơi ở cái sân rộng mênh mông, xây bằng gạch ngay đằng trước cửa nhà. Người làm đi ra đi vào tấp nập không ngừng. Rồi lại đêm đêm, tiếng chầy, tiếng cối giă gạo, tiếng nói cười trao đổi của những người làm công rộn lên cả một góc vườn.
Mẹ lúc nào cũng lo việc ăn uống rất chu đáo cho người làm, trả công xá ṣng phẳng, mẹ chỉ muốn mọi người phải hết ḷng làm việc cho mẹ. Và dĩ nhiên, ai cũng nh́n cái gương làm việc cật lực, thức khuya dậy sớm của mẹ mà noi theo.
Đối với mẹ ”Chăm chỉ th́ chả bao giờ ai đói cả, chỉ có những anh lười biếng mới đói mà thôi” .
Ngày hôm ấy chắc hẳn là ai cũng thở ra nhẹ nhơm khi thấy mẹ, trước khi đi đâu, đă dặn ḍ rất kỹ lưỡng ông Huệ, người quản gia, công việc của trọn một ngày, dường như là mẹ sẽ đi vắng nhà rất lâu mới về. Thật là một cơ hội tốt xả hơi cho tất cả mọi người.
Mỗi khi mẹ tôi đi vắng, cả ngày tôi chỉ quanh quẩn với chị vú em hoặc là tha thẩn ra ngoài ngơ chờ me tôi về. Có khi th́ mẹ mang về gói bánh cốm thom tho, hoặc lúc khác, những cái oản trắng phau của đền chùa vào những ngày lễ vía, Cũng có khi mẹ lại kèm vài cái bùa hộ mạng cho chúng tôi. Nó được bện rất khéo léo bằng một miếng giấy bản đầy mầu sắc, cuốn lại như một sợi dây thành cái ṿng để cài vào khuy áo trước ngực. Tôi luôn ngắm nghía nó rất mải mê thích thú. Dù là được mẹ dặn ḍ rằng đeo nó trong người th́ nó sẽ xua đuổi đi những cái ǵ làm tôi sợ hăi, hoặc là cái bóng tối luẩn quẩn chung quanh tôi. Thật ra th́ nó cũng c̣n là một món đồ chơi khiến tôi chú ư suốt ngày với nó mà quên đi việc quấy rầy người lớn để cho họ có th́ giờ làm việc nhà.
Một buổi trưa thật vắng vẻ, chị vú đang nằm ru em bé ở trên cái vơng. Tôi bèn lẳng lặng đi ra ngoài sân, về phía cổng trước Chợt thấy ông Huệ cùng với một người khách lạ đi từ ngoài ngơ vào nhà, ông này đeo một cái túi đồ trên vai, hẳn là từ tận đâu xa tới.
Ông Huệ mời người lạ vào pḥng khách, họ cùng ngồi xuống trước một cái bàn đan bằng tre cứng cát, ông Huệ rót một bát nước trà xanh mời khách, từ cái ấm tích luôn đầy ắp nước và nóng ấm suốt cả ngày v́ đă được đặt trong một cái rành dày côm. Xong, ông Huệ lại với tay xuống dưới gầm bàn lôi ra cái ống điếu hút thuốc lào, đặt nó ở đằng trước người khách lạ.
Tôi thấy ông khách để ngay ngắn cái điếu trước mặt ḿnh, rồi véo một tí thuốc lào từ trong cái hộp nhỏ, cẩn thận vê tṛn những sợi thuốc đậm màu nâu nâu, giống như những sợi râu bắp già cong queo, vào giữa mấy đầu ngón tay của ông ta. Tạo nó thành một cái quả bóng rời rạc bé tí, đặt vừa vặn vào miệng cái ống bằng tre đựng thuốc của cái điếu.
Một tay đỡ lấy cái miệng thuốc, ngón tay chỏ vỗ nhè nhẹ trên cái miếng thuốc ấy, trước khi mồi lửa vào nó, sợi thuốc bắt lửa lan dần ra, rực đỏ miếng thuốc lào. Một tay kia, ông ta với lấy cái cần hút đặt vào miệng, hít một hơi dài, tiếng nước trong cái ống điếu bật lên ṛn ră theo cái hít hơi đó. Rồi mở miệng o tṛn để cho khói bay ra, ngước nh́n lên trần, mắt ông ta lim dim trông dáng h́nh như là rất thú vi.
Khi ông Huệ tiễn người lạ ra về, tôi tiến đến bên cạnh bàn ngắm nghía cái ống điếu, tự hỏi cái ǵ đă tạo nên những âm thanh vui tai lúc này. Chưa kịp khám phá ra điều ǵ cả, th́ bỗng dưng tôi nghe thấy một tiếng “bốp” ṛn tan. Cái ống điếu kia rơi xuống đất, vỡ toang ra thành nhiều mảnh, nước trong cái điếu đen thui, đổ văng tung tóe trên sàn.
Tiếng bể của cái ống điếu, v́ một lẽ ǵ tôi không thể hiểu, đă tự nhiên đánh thức mọi người. Cả đến mấy người làm khoán ở măi tận đằng sau bếp cũng chạy lên, ai cũng trợn mắt nh́n tôi, le lưỡi lắc đầu nói chỉ có mỗi một câu độc nhất như nhau “Chết đ̣n”.
Tôi liếc mắt nh́n lên tường, chỗ mẹ cất cái doi mây ở đó mà mẹ hay chỉ cho tôi và vẫn thường nói: “Đứa nào hư mẹ sẽ cột nó vào cây cau, đánh cho tới chết”. Chưa từng bị đ̣n bao giờ nhưng tôi chỉ nghĩ tới bị cột trói lại, không chạy đâu được, th́ chắc hẳn là roi đ̣n sẽ đau ghê gớm.
Cái điếu là dấu hiệu của sự hiếu khách, và đồng thời cũng là biểu hiện tư cách của chủ nhân. Mà theo ư của mẹ tôi, nó cũng lại chính là một trong những cái cán cốt địa vị của một người trong xă hội, cái điều mẹ quan tâm nhất.
Tôi sợ điếng người, lấm lét nh́n ông Huệ, tôi chưa từng thấy ông giận ai đến thế bao giờ. Tôi quay đi t́m chị vú, chị chỉ tảng lơ, bận nựng em bé đang bế trên tay chị.
Lúc gặp chuyện khó khăn, ai cũng lạnh lùng bỏ tôi, mà quay lưng đi chỗ khác, cho đến cả con chó vàng cũng nằm đét dưới gầm cái chơng, chớp nh́n tôi rồi đảo mắt hướng ra phía ngoài hiên nhà.
Biết là không ai có thể che chở cho tôi được cả, lủi thủi một ḿnh tôi đi ra ngoài đầu ngơ, thầm nghĩ, ước ǵ có ba ở nhà. Chỉ có Ba mới đỡ cho tôi qua khỏi cái lúc sợ hăi khủng khiếp này.
Chợt nhớ đến ông ngoại, ông hay ghé thăm, phụ mẹ chỉ bảo người làm việc vườn tược. Ông là điền chủ nổi tiếng trong làng, với nhiều kinh nghiệm, vả lại, mẹ là con gái đầu ḷng đảm đang và ba lại cũng là con rể quí của ông. Bà ngoại mất sớm, niềm vui của ông bây giờ chỉ c̣n là gây dựng cho các con thành đat.
Tôi cứ đi thật là chậm, từ từ từng bước nhỏ theo lối ṃn bằng đất ra cổng. Lối này chạy từ cái sân phơi thóc đằng trước cửa nhà, rồi nó đưa tôi qua hàng cây táo, mà quả bé chỉ bằng đầu ngón tay nhưng thân th́ cao ṿi vọi lên tận trên trời. Rồi đến những cây mít mật quả sần sùi vừa to vừa nặng, đỡ thân nằm tựa sát tận vào cành cây. Chúng ở dọc cái hàng rào bằng tre mọc san sát vào nhau, ngay đấy là cái cổng đan bằng nứa, chỉ dựng lên vào ban ngày bởi một hai cây tre già thật to và cứng cát, ban đêm nó được đóng gài cẩn thận, rất khó có kẻ trộm lẻn vào .
Từ cổng vào nhà phải đi một đỗi khá xa, mỗi khi ai đến vào buổi ban đêm, họ phải gào gọi rất to mới có người trong nhà nghe thấy đươc.
Chỉ mỗi một ḿnh bên cái cổng đang mở hé sẵn sàng ấy, tôi cứ đứng hoài ở đó, ngong ngóng chờ ông ngoại của tôi . Tôi ước ǵ thời gian dừng laị để mẹ tôi khoan hăy về nhà.
Tôi ước ǵ ông ghé đây chơi ngày hôm nay, tôi chưa hề thấy ḿnh mong ông nhiều đến như vậy bao giờ.
Và rồi cũng giống y như là Bụt, ông tôi hiện ra ngay trước mặt tôi và hỏi “Tại sao con khỏc”. Rồi cầm lấy tay tôi, ông dắt tôi đi vào trong sân.
Cả buổi hôm ấy tôi cứ không rời ông nửa bước, ông đi đâu là có tôi ở ngay đàng sau ông. Tôi thấy ông Huệ dẫn ông ngoại đi một ṿng xem xét cái hàng rào của mảnh vườn, những chỗ nào trống, chó có thể chui qua được, ông tôi dặn ḍ phải rào chỗ ấy cho kín lại ngay. Rồi đi tới ao cá ở sau nhà bếp, ông bảo phải đóng cái cầu ao cho chắc chắn hơn, chân cầu hơi bị lung lay. Cái cầu ao này được sử dụng hàng ngày v́ chỉ cách bếp một cái vườn na và độ vài chục cây nhăn c̣n non chưa đậu quả.
Đứng nh́n về phía sau nhà, ông chỉ tay về hướng cái ao lớn ở sau vườn nhăn đă có hoa màu hàng năm, ông cười bảo “Đă đến lúc ḿnh ngăn nó ra bắt cá để làm một bữa chén chưa nhi?”
Vừa lúc hai người quay trở lại cái nhà ngang th́ tôi nghe tiếng con chó vàng sủa mừng mẹ tôi về. Rồi tiếng mẹ ở ngay phía sân đằng trước, tôi buông tay ông chạy núp đàng sau cái khe cửa.
Tôi lắng nghe tiếng mẹ chuyện tṛ với ông ngoại một hồi lâu, rồi chợt giọng ông cao hẳn “Thôi con đừng đánh nó nữa, nó đă sợ lắm rồi”. Tiếng mẹ vừa khóc vừa nói “Con không dùng doi vọt th́ làm sao dăn dạy chúng nó, một nách ba bốn đứa ...”
Tôi sợ cứng người, dán ḿnh sát chặt vào tường, không nhúc nhích nổi. Sực nhớ ra người khách lạ lúc sớm, tôi vọt ra khỏi khe cửa, chạy đến núp ngay sau lưng ông ngoại.Tay nắm chặt cái đuôi áo the của ông, miệng th́ rối rít “Mẹ ơi, mẹ đừng đánh con, ba con vừa mới gởi thơ về”.
Ông ngoại bật lên cười khà khà. Mẹ tôi ngượng ngùng liếc mắt nh́n vào bàn nước, quay mặt đi, cố dấu vội trên môi một nụ cười.
Caí biến báo vô t́nh của tôi để che thân khỏi bị đánh đ̣n, bỗng nhiên laị biến thành ra là sự thật. Như vừa qua một cơn giông, ai cũng thở ra nhẹ nhỏm, mọi người đi vào pḥng khách, ngồi uống nước trà, nói về tin tức của ba tôi.
Khi ông ngoại đứng dạy ra về, tôi hết ḷng năn nỉ ông tôi ở lại qua đêm. Tôi đi theo ông ra đến tận ngoài ngơ, chỉ có ông mới hiểu nổi lư do nào mà có sự tha thiết đó của tôi. Ông nh́n tôi nói “Mẹ cháu đă quên chuyện lúc sớm rồi”.
Tủm tỉm cười, ông rút ra từ trong ống tay áo rộng, giơ lên cho tôi trông thấy, rơ ràng là cái roi tre của mẹ vẫn thường treo ở trên tường. Xong ông vứt nó vào trong bụi tre gần đấy.
Tôi đi với ông ra tới tận con đường đê, ngoài cái cổng tre, cứ mỗi bước ông đi là tôi lại nói “Ông về nhé” và ông cũng đáp lại “Ừ, ông đi về”. Ông đi càng xa th́ tôi lại càng nói to hơn để cho ông nghe, và ông cũng lập lại y như vây. Tôi vẫn thường chơi như thế mỗi khi ông tôi ra về. Rồi khi đi một quăng xa nữa, ông tôi lại giơ tay lên thật cao như thể cho tôi biết là ông vẫn hăy c̣n nghe thấy tiếng của tôi.
Trước khi ông đi khuất vào cái khúc quanh ở đầu con đường đê, tôi bụm hai bàn tay làm thành ống loa ở miệng. Gồng lên hết sức ḿnh, kêu thật rơ là to cho ông tôi nghe “Ông ơi, ông đi mau về với cháu”.
***JDA***
Copyright © 2010
All Rights Reserved
June 7, 2010