CHUYỆN KỂ HAI BÀ TRƯNG NGÀY XƯA

                                                             

Chuyện của Hai Bà Trưng Ngày Xưa...

             Home NT HUNG YEN

            Click on picture to enlarge       

              

                

 

nơi đây, Cali, mùa tựu trường, . . .

  Tôi c̣n nhớ,  

  Lịch sử nước Việt đă ghi rằng, năm xưa, có hai chi em Bà Trưng, là Trưng-Trắc và Trưng-Nhị, liều thân nữ-nhi yếu đuối, đă vùng lên, cưỡi trên ḿnh voi mà đánh đuổi quân Tầu tàn ác, chém giết dân lành vô tội,  xâm-lấn nước Nam ta.

  Hai bà đă đạt công dựng nước, trả thù chồng, nhưng được chẳng bao lâu Hai Bà lại bị quân Nam Hán đánh đuổi, cùng đường, đă trầm ḿnh trên sông Hát Giang tự vận.

  Nhớ ơn thiêng công đức, dân ta vẫn hàng năm tổ chức lể tưởng niệm anh linh hai người nữ kiệt và đồng thời, cũng c̣n để nhắc nhở nhau, tấm gương xưa oanh-liệt của Hai Bà.

  Theo truyền thống ấy, trường Trung-Học Banmêthuôt đă lại c̣n có một cái may hơn nữa, là mỗi năm trong buôn làng gần đó mang đến sân trường hai con voi để các nữ học-sinh đóng vai Hai Bà Trưng vào dịp nghi-lễ long trọng này.

  Có lẽ cũng nhờ vào việc tôi đă sinh ra đời dưới một ngôi sao rất may mắn, v́ là trong khoảng thời gian c̣n học ở dưới mái trường Trung-Học Banmêthuôt, mà đă hai lần (năm 1962 và năm 1965) tôi được các thầy cô giao cho đóng một trong hai vai chi em bà Trưng Trắc, Trưng Nhị  vào ngày đại lễ tưởng-niệm Hai Bà.

  Ông anh thứ nh́ trong gia-đ́nh bảy chị em tôi, lúc gần đây vẫn nhắc tôi rằng những kỷ-niệm ấy bây giờ thành hiếm hoi, tôi nên viết về nó để chia sẻ với mọi người cho vui.

  Thực sự mà nói, việc “T́m về dĩ-văng” th́ cũng thú-vị lắm, không ǵ bằng lôi ra những tấm h́nh mà từ đă lâu bụi bám đầy và lại c̣n cũng có khi chính cả người  trong h́nh cũng không c̣n nhận được nổi ra ḿnh nữa, cho nên tôi nhận lời ngay. Tiện đây, cũng xin thưa rằng, phần đông những tấm h́nh mà tôi c̣n giữ được, sau rất nhiều biến cố, th́ tôi phải cám-ơn ông anh Ba “phó-nḥm” ngày xưa. c̣n những tháng năm gần đây, là do công tŕnh của các anh chi em trong gia-đ́nh đă cẩn-thận, chụp lại và lưu giữ hộ tôi.

 Đó cũng c̣n là một cái may mắn thứ nh́ trong đời tôi nữa, v́ nhờ vậy mới có dịp chia sẻ sư may mắn ấy ở trên những trang giấy trắng học tṛ đây.

  Năm ấy tôi vào khoảng độ mười bốn, mười lăm.

  Khi được các thầy cô ở trường chọn cho đóng vai Hai BàTrưng lần đầu tiên, tôi vô cùng lo lắng, không biết ḿnh phải làm sao cho đúng vai đại diện một trong hai vị nữ anh-hùng dân-tộc.

  Cô Giáo day nữ công  năm lớp Đệ Ngũ của tôi, th́ thầm vào tai " Em nhỏ bé, ngày hôm ấy nhớ độn ngực lên, trông cho nó oai”.

  Ở tuổi đó, tôi nh́n các thày cô, dù là họ cũng không cách xa bao nhiêu tuổi, nhưng dường như họ vẫn thuộc vào một cái khuôn khổ cách biệt, như thể là họ ở vào một thế-giới nào khác, không thuộc về thế-giới của tôi. Lời dặn ḍ thân mật như một người chị của cô, tôi hơi thẹn, nhưng lại làm tôi cảm-kích cho đến tận bây giờ. Bà chị gái lớn của tôi cũng đă từng làm Hai Bà Trưng mấy năm trước đó, thế nên chị hiểu ngay và giúp tôi hoàn tất chuyện ấy không trở ngại ǵ. Chỉ có một điều khổ cho tôi là v́ tôi không quen “đóng tuồng” cho nên, suốt cả ngày hôm ấy tôi cứ lom-khom y như  một bà c̣ng.

  Rồi làm sao tôi quên được cái ngày hôm làm lễ tưởng-niệm Hai Bà long trọng ấy.

  Ở sân trường đông ngẹt những học sinh háo hức vây quanh, thích thú ngắm xem. C̣n các thầy cô th́ nh́n chúng tôi đầy lo-lắng, băn-khoăn, v́ con voi th́ to lớn nặng nề, phục phịch khổng lồ, mà cái ghế ngồi cho Bà Trưng th́ lại eo-ơi, sao mà nó ở măi tuốt tận trên cái lưng kia, và sao mà nó lại cao vời vợi, nghễu nghện như vậy. Cứ mỗi khi nó di chuyển lắc lư th́ cái ghế cũng lắc lư, cḥng chành, ngả nghiêng, lung lay theo nó. Y như thể là cái ghế ấy, nó cũng sẵn sàng, sắp sửa “ bay theo chiều gió” trong bất cứ một lúc nào.

  Điều khiển con voi là một anh người Thượng, cũng mũ áo không khác ǵ đóng vai tuồng thứ thiệt, anh nh́n tôi với đôi mắt đầy thiện cảm. Miệng anh hí họ, tay giựt cái liềm mũi nhọn vào một bên đầu con voi, khi nó vừa qú hai chân trước xuống, là vừa kịp cho Cô Nữ -Hầu rất xinh đẹp của Bà Trưng, phóng lên ngồi ở cái ghế phía sau, tay bám chặt vào cái lọng che đầu để giữ thăng bằng.  

  C̣n phần tôi th́ cũng mũ măo, áo bào xúng xính, đu bay theo cô bé ấy, ngồi chót lọt, gọn ghẽ vào trong cái ghế bành to tướng, trước khi mà chú voi kia ph́ pḥ, phục phịch, thủng thỉnh đứng lên. Để rồi, lại một lần nữa, cái ghế, cái lọng, lại ngả, lại nghiêng, va`sợi dây thừng cột nó, cứ kêu lên kót két, kọt kẹt, nghe chừng như vất vả vô cùng.

  Tôi không biết cô bé Nữ-Hầu ngồi ở đàng sau lưng tôi nghĩ ǵ, nhưng rơ ràng, tôi nghe thấy những tiếng thở phào nhẹ nhơm của các thầy cô đứng quanh gần đó. Đám bạn trong trường la hét reo vui, y như là đang chứngkiến hai tay chạy đua vừa đặt chân tới đích, hay là một màn xiệc tŕnh diễn đu bay, mà hai đứa tụi tôi vừa thoát thân một cách vô cùng mầu nhiệm. Giá như mà ở nước Mỹ hôm nay th́ hẳn là chúng tôi phải mua bảo-hiểm trước khi nhận đóng cái vai này mất thôi.

  Tay tôi bám chặt cái thành ghế, đầu th́ suy nghĩ lan man, chả biết làm sao mà bà chị lớn của tôi có thể đứng trên ḿnh voi, tuốt kiếm ra được như mấy năm trước. Các chị ấy thật là can-đảm. Phần chúng tôi năm nay, không thấy ai nhắc ǵ đến việc đó cả, thật là hú vía, tôi cứ lặng thinh, đàn em thua đàn chị một tí chả có sao đâu.

   Rồi tôi lại phân-vân không rơ ngày xưa Hai Bà đánh giặc như thế nào để ḿnh phải đóng vai này cho nó trọn vẹn, cho xứng danh là con là cháu. Một phần khác, c̣n để đáp lại sự ưu-ái của các thầy cô đă tin-tưởng mà giao cho tôi cái vinh dư lớn. Mà lại, c̣n như thể là một diễn-viên thứ thiệt, tôi cũng muốn làm hài ḷng sự ngưỡng mộ của cái đám đông kia.

  Chưa từng bước chân lên sân-khấu, mà lại chả biết cách đóng một vai tuồng nào bao giờ, tôi lúc đó,  với hết khả năng của một cô bé mười lăm tuổi, chỉ biết dùng trí tưởng tượng của ḿnh để giữ cách ngồi trên ḿnh con voi như thế nào cho đúng đắn với cái uy-thế của tôi vào lúc đó. 

  Suốt con đường dài từ trường đến sân vận-động, người ta ra mừng đón Hai Bà Trưng.

  Trước những ánh mắt ái mộ, chiêm-ngưỡng của họ, tôi không khỏi tự nhắc nhở ḿnh, là ḿnh chỉ đang khoác lên cái áo, đóng một vai tṛ như ở trên sân khấu, chính cái anh-linh sáng rạng của hai vị  nữ anh-hùng mới thực-sự là điều dân chúng yêu quí, mến mộ đấy mà thôi. 

  Tôi tự hứa là sẽ cố gắng giữ cho măi được, sự nhún nhường khiêm-tốn như lúc này đây, và sẽ luôn luôn chú tâm đến hạnh-kiểm của ḿnh.

  Rồi tôi lại nhủ thầm, mai sau này, nếu mà tôi sẽ chẳng bao giờ có thể tạo được một sự-nghiệp ǵ cho nên hồn cả, th́ có lẽ, th́ may ra, hăy cố công, hăy ráng giữ cho bằng được cái tư-cách của ḿnh, dù cho có phải gặp trăm sự trở ngại khó khăn.

  Tôi cứ  đăm chiêu như vậy, nên những tiếng chuông, tiếng trống, tiếng kèn, tiếng người, tiếng hí họ, và rồi cho cả đến suốt buổi lễ đă qua đi lúc nào, tôi chả hay chả biết.

   Cho măi đến hôm nay, tôi vẫn không thể nào h́nh dung ra nổi hết những ǵ đă diễn ra trong cái ngày hôm ấy, chỉ nhớ mỗi một điều là khi về đến sân truờng, tôi đă nghe ai đó nói “ Bà Trưng này nghiêm-nghị quá”. Tôi hơi lo, tự nghĩ chắc là ḿnh đóng vai Bà Trưng hôm nay đă không thành công với khán-giả ái mộ rồi.

  “Thật là tiếc, tôi đă không làm xong xuôi, toàn vẹn vai tṛ đó của ḿnh”.

  Nhưng có lẽ cái nghiêm nghị đó lại được “điểm” với các thầy cô th́ phải, v́ chỉ ba năm sau, cái vai ấy lại lọt vào tay tôi một lần nữa, các bạn ạ. Ai dám bảo là “Quá tam… hai bận?”

  Sau khi bước xuống an-toàn trên sân cỏ nhà trường, tôi đưa mắt nh́n con voi vĩ- đaị như để cám ơn nó đă cho tôi một cuộc du-hành thú vị hiếm hoi.

  Con voi, đầu rơm rớm máu v́ một ngày vất vả với cái người điều khiễn ngồi hí họ trên đầu trên cổ nó suốt cả buổi trời, cũng liếc mắt nh́n tôi, những sợi lông mi dài thưa thớt,với ánh mắt thật buồn, nó như thầm nói với tôi một điều ǵ, mà tôi không thể hiểu.

  Cũng tựa như nó có phần thông cảm cho nỗi lo lắng mơ hồ của cô bé suốt chặng đường ngồi ở trên ḿnh nó. Mà lại nữa, cái ánh mắt nh́n đầy u-uẩn ấy, đă vô t́nh đeo đuổi tôi măi măi không thôi.

  Hôm nay ngồi nơi đây,

  Trường xưa, thầy cũ, bạn bè ưu ái, mà tôi như là những hạt mưa rào không đủ thấm vào ḷng đất đă khô cằn, lại c̣n quên cả việc tưới tắm chăm lo.

  Mà để rồi mỗi lần có dịp gặp những người ngày tôi c̣n bé, là tôi lại không khỏi để cho ḷng ḿnh một dịp bỏ hoang, mặc cho những kỷ-niệm năm nào từ tận cơi mịt mù, như là mùi hương xưa, nương theo làn gió thoảng bay về nơi tôi thăm viếng. 

  Rồi cũng lại đôi khi, chợt nhớ đến ánh mắt buồn vời vợi của con voi ở trên sân cỏ của ngôi trường cũ, lại nghĩ đến những chuyện năm qua.

  Và rồi lại, ở nơi đó chốn xưa, người thiên-cổ . . .

     Nhưng thôi th́,

Cũng đă quá xa xôi, miền Cao-Nguyên bụi đỏ.

                                 Liệu hồn thiêng, kiệu cũ có c̣n chăng?

***

***JDA***

          

Copyright © 2010

All Rights Reserved

January 27, 2010