SAU NGÀY TAN CUỘC CHIẾN 

 

Một người mang tên Dũng....

 

Home NT HUNG YEN

               

 

"Thương tiếc măi, con chim rừng, đôi cánh bạc

  Ngậm ngùi thôi, ḷng dũng cảm, một anh linh!"

PB.1980

 

    Tôi là người Việt tỵ nạn, vượt biên bằng thuyền, may mắn đến Mỹ và lập gia đ́nh với một người ngoại quốc ở đây. Cũng chỉ v́ cái tính tự lập,  tự ái trời sinh, tôi đă không ngừng làm việc ngay từ cái ngày đầu. "Thân làm tội đời", cái tính không thích nương tựa vào bên chồng,  nó đă làm tôi chịu một thiệt tḥi khá lớn. Được cái nọ th́ mất cái kia, tôi không mấy khi có th́ giờ đọc sách, môt cái thú mà tôi từng ấp ủ từ bao nhiêu lâu. Cho nên, cũng có một vài lần ấm ức, tôi thố lộ vào tai ông xă. Hiểu cho nỗi khổ,  ông ấy hay đi lùng nhưng phim chuyện đem về cho tôi coi qua đỡ cơn ghiền. Ngày hôm qua,  chàng đem về một DVD phim đen trắng, hí hửng bảo tôi "Phim này hay, bảo đảm là ḿnh sẽ thích". Phim High Noon, tôi vẫn mê người đẹp Grace Kelly từ hồi c̣n bé nên chẳng đợi lần mời thứ hai, ngồi xuống xem liền một mạch đến khuya.

 

High Noon -The thin star

 

Gary Cooper lấy tay áo gạt vội những hạt mồ hôi nhễ nhại trên trán, cái nóng sa mạc khủng khiếp vào gần giữa trưa, một ḿnh anh trên đường phố vắng tanh vắng ngắt.

 

Trời đoạ đày  anh.

Anh đang trong cơn tuyệt vọng, một ḿnh chống chỏi với cả bọn cướp khét tiếng bao lâu nay, chúng lộng hành, sống bằng sức mạnh của vơ khí, chỉ nội nghe đến cái tên bọn chúng cũng đủ làm mọi người kinh hoàng thất đảm.

Đơn phương gan dạ, anh đă có một lần, đứng về phía công lư trừng phạt bọn ác ôn. Thế cho nên vào đúng giữa trưa nay,  bọn cướp sẽ nhập lại, làm một vụ trả thù sống chết.

Người đàn ông đứng tuổi ấy  vừa kết hôn với cô vợ trẻ xinh đẹp, mới chỉ vào một tiếng đồng hồ trước đây thôi. Mà lại cái nhiệm vụ hiểm nguy này, cũng chỉ cần đợi ngày mai đến là anh sẽ phủi tay, khi anh trao cái ngôi sao bạc trên ngực áo ḿnh cho một tay súng khác.

 

Trong cơn nguy ngập khẩn cấp, anh cầu cạnh đến những tay súng lừng danh, anh chạy cả đến những người cầm cán cân công lư. Mọi người,  ai nấy đều khuyên anh hăy lánh mặt bỏ đi là êm xuôi mọi chuyện. Khốn khổ thay,  chí anh lại quyết không chịu rời trách nhiệm của ḿnh. Cái sức mạnh tiềm ẩn đàng sau cái ngôi sao bạc  nó cứ bám chặt lấy anh. Anh không thể nào chấp nhận giải pháp an ổn chỉ cá nhân ḿnh, anh phải đối đầu với bọn ác ôn này một c̣n một mất.

 

Như thế là đă xong, mọi người đều ngảnh mặt quay lưng,

Thế là hết hy vọng cậy-nhờ vào bàn tay người khác.

Họ bỏ rơi anh, họ mặc cho anh một tay một súng.

Bây giờ th́,  mỗi một ḿnh trên con đường vắng mênh mông.

Con đường dường như dài tuyệt tận, anh sừng sững cô đơn. Trên trời cao chỉ có mỗi một ông mặt trời gắt gay đỏ lửa...

 

Cái h́nh ảnh bi tráng ấy, không khỏi gợi cho  tôi liên tưởng tới phút tuyệt vọng của quê hương vào một tháng tư đen năm nào.

Tôi chợt nhớ đến những người c̣n ở lại, những người đă ra đi vĩnh viễn, những người c̣n lận đận lao đao khắp cùng chân trời bốn bể.

 

Tôi nhớ đến  Dũng.

 

Tôi biết Dũng, không ǵ hơn là đơn độc có mỗi một cái tên.

Tôi đă gặp Dũng ở trường Luật trước năm 1975,  và tôi cũng chỉ gặp Dũng vào mỗi kỳ thi cuối năm. Tôi tên là Dung,  cho nên chúng tôi được xếp ngồi gần nhau ở trong lớp là v́ vậy. Gặp nhau riết rồi thành ra quen, tôi nhớ có một lần trong giờ thi, ông Giám Thị biến đi đâu mất, lại vừa đúng lúc tôi đang bí, tôi quưnh quáng gọi "Dũng , Dũng !" Dũng buồn bă giơ lên cho tôi coi, tay chỉ vào tờ giấy c̣n trắng toát, lắc đầu.

 

Tôi biết được là Dũng đang ở trong một đơn vị tác chiến rất xa, học luật qua hàm-thụ, và được về Sai G̣n chỉ vào mỗi mùa thi.

 

Thời kỳ đó, vài năm trước khi miền Nam mất, chiến tranh Nam Bắc rất sôi bỏng, con trai đến tuổi động viên là đi làm nghĩa vụ công dân. Trai thời chiến sống nay chết mai không chừng, cho nên, tại các trường Đại Học lúc đó,  tôi c̣n nhớ đă nghe cái tin nhân đạo là có trường đă tăng tỉ lệ trúng tuyển cho nam sinh nhiều hơn nữ, để giúp cho bọn con trai chậm đi nghĩa vụ ṭng quân. C̣n tôi,  th́ cứ mỗi lần thi rớt th́ lại nhủ thầm rằng là nhờ ḿnh mà lại, vớt một chàng nào đó được hoăn dịch một năm.

 

Lúc đó tôi học hành chỉ tài tử, v́ công ăn việc làm đă khá ổn, rồi đúng vào dip có chương tŕnh khuyến khích cho nhân viên đi học thêm bổ túc ngành nghề, tôi chộp lấy ngay cái cơ hội hiếm hoi, ghi danh học luật.

 

Tính tôi vốn không thích công hầu khanh tướng, chỉ cốt sao cho an cái phận của ḿnh, cho nên tôi cứ ́ ạch năm đậu năm rớt ở trường Luật là v́ vậy. Tôi c̣n nhớ ở nhà, có lần được tin tôi thi đậu, đám em tôi nhảy nhót reo mừng, vỗ tay ầm ĩ. Ba tôi bật ph́ cười "Tao thấy con người ta thi đậu th́ cửa nhà lặng lẽ êm ru, c̣n mày mỗi khi thi đậu th́ y như thể là được trúng số vậy". Trúng số là cũng có phần rất đúng, v́ rơ như là tôi chỉ gặp may, cắm đầu cắm cổ, tôi học có đâu vào mấy tháng truớc ngày thi. Nếu coi Tử vi, th́ chắc hẳn là tôi có cái sao khoa bảng.

 

Rồi chiến cuộc kết thúc,  miền Nam tan ră. Tôi bỏ tất cả ở lại quê hương, bỏ quên những bạn bè, những người mang tên Dũng, tôi đă vượt biên.

 

 Đảo Pulau Bidong,

 

Vừa thoát chết ở trên biển cả, đầu óc tôi c̣n lơ tơ mơ, đi chân cao chân thấp, chếnh choáng loạng quạng, không v́ những gốc cây lồi lơm trên những con hẻm chật chội, mà chỉ là v́ tôi c̣n say sóng. Tôi nhập vào đám người cùng thuyền  xếp một hàng dài vào đợt phỏng vấn đầu tiên. Phỏng vấn viên  gồm toàn là những người cùng hoàn cảnh, họ đến đây trước chúng tôi ít lâu, làm công tác tự nguyện giúp Cao Uỷ Tỵ Nạn trong khi chờ đợi sự chấp thuận từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.

 

Tôi ngồi ngay ngắn trước một thanh niên,  anh ta hỏi tôi lư lịch xong đến tŕnh độ học hành, rồi lên cao giọng "Chị học luật từ hồi nào?" Tôi buột miệng "Không nhớ rơ từ năm nào là v́ tôi học theo dạng ưu tiên của nhân viên Ngân hàng, vừa làm vừa học". Rồi lẩm nhẩm tính ngược ḍng thời gian từ ngày đi vượt biên về cái năm tôi bỏ học Văn Khoa để đi làm, rồi sang học ngành luật, Bỗng rồi th́, anh ta gay gắt "Chị không được khai gian".

 

Tôi há hốc mồm định bảo ở cái xó xỉnh này,  mà ai lại c̣n đi gian dối để làm quái ǵ. Bụng tôi  thề thầm "Tới chết tôi sẽ không bao giờ hàm hồ như hắn".

 

Tôi vẫn có cái tính  hay quên.

Khi đọc chuyện của tôi,  nhiều người cứ bảo là tôi có trí nhớ rất tốt. Kỳ thật tôi lại  không để ư lắm đến những cái chi tiết ngày giờ. Đối với tôi,  chúng nó cứ trôi đi tuồn tuột cứ y như nước chảy qua cầu, không cách ǵ giữ măi trong đầu óc được. Chắc có lẽ tại chúng chảy nhanh quá  mà tôi không bắt kịp hay chăng?!

Ôi sao mà khổ vậy, giữ chúng ở trong óc để làm cái ǵ nhỉ, tôi chẳng biết nữa, ngày với lại tháng!

 

Nhưng hỡi ơi,  cái tật hay quên ấy th́ quả là nó đang hại tôi lúc này đây. Tai tôi vừa nghe đến chữ "gian", mắt tôi đă nh́n ngay thấy cái tương lai đen ng̣m hiện ra lù lù ngay đàng trước mặt, chợ đời nhem nhúa, lẫn lộn vàng thau. Trong óc tôi nó hiện ra liền cái cảnh hà hiếp,  tranh cướp dành dựt, mạnh được yếu thua, hỗn quan hỗn quân vô kỷ luật. Thực tế phũ phàng là đây,  thật rơ là tôi chới với.

 

Tứ cố vô thân, kỳ thực th́ tôi có đi cùng với một cô em gái , cô bé này hăy c̣n tính phụng phịu hay hờn, hễ có chuyện không ưng ư là nhè ra khóc, cho nên, chả trông mong ǵ vào lúc này được cả. Tôi hăy c̣n đang lùng tung lúng túng, th́ lại may sao, nghe như có tiếng ai vừa gọi tên ḿnh. Tôi mừng rỡ  nhận ra Phụng.

 

À th́ ra là ở cái đảo này,  họ có một cái lệ là cứ mỗi khi nghe từ loa phóng thanh rầm rộ cái tin ghe tàu mới tới là bà con ào ào ra đón. Ai cũng hớn hở tay bắt mặt mừng. Bởi v́ sống ở đây chả khác ǵ như là bị cô lập vào một thế giới riêng, hoàn toàn cách biệt, cho nên, ngoài cái vui mừng cho những đồng bào mới vừa thoát hiểm, mặt khác, ai cũng nóng ḷng nghe tin tức quê nhà.

Phụng có lẽ cũng ở trong tâm trạng ấy, và một phần nữa, là nhiệm vụ của những người lănh đạo lúc đó, tôi được biết là anh Bài, ông xă Phụng, đang làm trại trưởng của đảo Pulau Bidong.

 

Hồi c̣n ở nhà, tôi chỉ gặp Phụng đâu một vài lần mỗi khi có dịp đi ngang chỗ làm của Phụng, một ngân hàng tư. Dạo sau 75  các ngân hàng đều được dồn về một chỗ cho nên, chúng tôi chạm nhau thường v́ cùng làm chung một buiding. Mỗi khi gặp, hai đứa chỉ có cười nói vài câu xă giao, chứ thật là  không có liên quan nào thân thiết cả. Ấy vậy mà vào lúc này, trên cái ḥn đảo hoang vu hẻo lánh tận cùng trái đất...

Phụng  tṛn mắt khi thấy tôi nói là vừa đặt chân lên đảo và đang làm thủ tục nhập trại, c̣n tôi th́ như người sắp chết đuối vớ được cái phao.

 

Tôi hăy c̣n đang lớ ngớ th́ Phụng nói liền một hơi rằng,  hai chị em phải t́m ngay cho được một chỗ ở trước khi sập tối. Rồi th́ là  chẳng cần giải thích ǵ nhiều, Phụng và anh Bài lănh ngay cái nhiệm vụ đó, lùng đâu được một cái lều để lại từ một chủ tàu vừa rời đảo. Ở đây, tôi có cái an tâm về phần đạo tặc, lối xóm phần đông cũng đều giàu có v́ họ mang được theo vàng, nên thuờng mướn người canh gác. Phần chỉ có hai chị em gái,  thật đúng là có quí nhân pḥ trợ.

 

Lại may nữa, chỗ này rất tiện nghi, nó nằm vào khoảng trung tâm trại tỵ nạn, và có một cái giếng công cộng ở sát cạnh bên.  Phụng bảo nếu tôi muốn th́ Phụng sẵn sàng để lại tôi cái lều nh́n ngay ra mặt biển của "ông bà trại trưởng" v́ hai người vừa nhận được giấy nhập cư vào Mỹ và sẽ rời đảo nay mai. Chỉ nội thấy anh Bài ngày ngày sách thùng nước tắm giặt cho bà xă, ḍ dẫm từng bước trên những ḥn đá lởm chởm chênh vênh, là tôi le lưỡi lắc đầu ngay.Tôi nói đùa, ở trên đồi thơ mộng phải là người may mắn như Phụng, chứ c̣n tôi kiếm đâu ra mà được một anh chàng cưng vợ như anh Bài bây giờ.

 

Căn "hộ" đầu tiên trong đời tôi là một cái lều bằng vải y như là lều đi cắm trại vậy, rất ư là thoáng mát và trống trải thiên nhiên. Nó cũng có cửa trước cửa sau cẩn thận, nhưng nếu ai cắc cớ, muốn đến thăm hai cô chủ nhà mà lại không muốn đi qua lối cửa, th́ cũng chả sao, họ có thể vẫn tự tiện mà chui vào bất cứ chỗ hở nào chung quanh nhà cũng đều được cả. Ấy vậy,  mà nó lại là "Ngôi lều lư tưởng", tôi không mơ ước ǵ hơn là làm chủ nó vào lúc bấy giờ. Chắc những ai đă từng ở đảo tỵ-nạn sẽ hiểu được tôi. Ngoài ra nữa là sự chu đáo của vợ chồng Phụng dành cho vào bước đầu bỡ ngỡ. Tấm t́nh đó đối với tôi nó c̣n quí hoá hơn vàng của những chủ tàu vất vả đă mang theo. Tôi thực ḷng  nghĩ vậy.

 

Ngày rời đảo, Phụng đưa tôi một cái áo thêu rất đẹp, vợ chồng Phụng đi bán chính thức nên mang theo được nhiều món đáng giá. Tôi cương quyết chối từ  “Ở đây có ai biết ḿnh đâu mà lo ǵ quần áo". Phụng nh́n tôi ánh mắt nghiêm nghị, tôi chưa từng trông thấy cái nh́n ấy nơi Phụng bao giờ, như của một bà chị cả với cô em bé bỏng ngây thơ, tôi dám cam đoan rằng, Phụng chỉ khoảng cùng tuổi với tôi là cùng, mà nếu có hơn, th́ cũng chỉ một hay hai tuổi. Phụng nói thẳng thừng là tôi sắp sửa làm việc với phái đoàn người ngoại quốc, nếu ăn mặc lôi thôi, họ coi thường người ḿnh (chắc hẳn, cô nàng nh́n cái áo đen vượi biên tôi đang mặc).

 

Vừa nghe đến người "ngoại quốc" và đến "coi thường", thế th́ là tự dưng, cái "tự ái dân tộc" chả biết tự đâu đâu mà nó ḷ ḍ dẫn đến. Tôi thầm nghĩ "Có thế nào đi nữa, tôi sẽ nhất định không để tổn thương ǵ đến tên tuổi của cái nơi chốn mà tôi, ví dù đă vừa "bỏ mà đi", ở bên kia bờ đại dương".

 

Trong một thoáng,  trí tôi hiện ra h́nh ảnh của cô bạn rất thân mà ngày đi, tôi đă không dám hé môi nói câu từ biệt. Làm sao tạ lỗi với người c̣n ở lại, cô bạn có đôi mắt thu buồn khép kín những ước mơ. Biết ǵ hơn,  ở cảnh tận cùng bi đát này, nếu c̣n chút ǵ sót lại, vỏn vẹn, chỉ có là cái phần nhân cách của ḿnh. Thế là vâng, tôi nhận cái áo thêu của Phụng cho ngày hôm ấy,  như thể là chấp thuận hợp đồng của một vai kịch mới vừa được giao cho.

 

Từ ngày đó,  tôi mặc cái áo ấy trong những ngày làm việc tự nguyện, và cũng như tôi vẫn cứ mặc cái áo đen vượt biên của tôi vào những ngày thường. Cái áo đen thui xấu xí, nó đă che thân tôi những ngày lăn lóc trên chiếc tàu đánh cá. Nếu nó không quá rách bươm tơi tả v́ muối mặn của nước biển, làm tôi đành phải bỏ nó lại ở đảo trước khi đi định cư, th́ hẳn là nó cũng sẽ được gói gém bên cái áo Phụng cho, nằm trong số những kỷ vật vượt biên của tôi ngày hôm nay.

 

Phụng rời đảo, tôi ở lại hoang mang,  cảm tưởng như ḿnh đă vừa già đi hàng bao nhiêu tuổi.

 

PB 1980

 

Rồi th́,  dưới cái nắng chói chang của xứ Mă Lai, tôi đă gặp Dũng ở đấy.

Đen nhẻm như cây củi cháy dở dang, lấy ra từ cái ḷ than, mồ hôi nhễ nhại, Dũng đang làm phu khuân vác gỗ để xây dựng trại, trông thật rơ thảm thương.

 

Tôi mời Dũng về căn lều vải, ngồi lặng nghe Dũng kể chuyện ngày chiến đấu cuối cùng trong đời của một quân nhân.

 

Tôi nhớ không rơ lắm về cấp bậc của Dũng, dường như Thiếu Uư hay Trung Uư thôi, chỉ huy một toán chỉ độ khoảng chục người. Dũng bảo rằng vào ngày 30  tháng tư, Dũng cùng anh em đồng-ngũ tập họp quanh cây cột cờ của doanh trại. Sau nghi thức trịnh trọng hạ lá quốc kỳ,  anh em và Dũng chuẩn bị một vụ tự sát tập thể ở ngay tại chỗ. Mọi người đều đồng ư cùng nhau chết theo lá quốc-kỳ màu vàng ba sọc đỏ, mà họ đă đổ máu xương bảo vệ bấy lâu nay.

 

Súng đă lên đạn sẵn sàng, nhưng ... Dũng nghẹn ngào “Dũng không thể nào kết thúc cuộc đời của họ được chị Dung ơi,  Dũng nghĩ đến những người vợ đang ṃn mỏi đợi tin chồng". Vậy là  xong, Dũng đă huỷ cái lệnh sau cùng của một người mang trọng trách, khuyên anh em nên quay về đoàn tụ với gia đ́nh. Chỉ c̣n có mỗi một ḿnh, Dũng đi lang bạt đó đây.

 

Dũng lấy cánh tay áo quệt đi hàng nước mắt. Trước mắt tôi giờ này,  Dũng của tôi là một cậu em trai khốn khổ, không ngôn ngữ nào có thể xoa dịu được nỗi niềm đau.

 

Hoàn cảnh đă biến đổi  Dũng.

Dũng không c̣n là cậu sinh-viên tôi gặp mỗi kỳ thi ở Sài G̣n nữa, mà là một người sống bất đắc dĩ, dày ṿ bởi một trách nhiệm không hoàn tất, Dũng thất thểu lang thang như xác không hồn. Dấu vết tủi buồn hằn rơ nét,  như những nhát chém vô t́nh in trên mặt một pho tượng bằng đồng đen.

Dũng cứ để mặc những giọt đắng cay chảy lăn dài trên má.

 

Trời đổ màu xám ngắt,  chiều hải đảo hoang liêu, tiếng chim nào vừa kêu khắc khoải, buồn như cơi chết.

 

USA,

 

Ba mươi năm đă trôi qua, mà chỉ dài như vừa bằng cơn mộng...

Lại vừa mới nhận được một bài thơ từ  người bạn. Bài thơ ấy khóc than cho  một người hùng đă bỏ chúng ta đi. Thơ có kèm tấm h́nh của một anh bạn học cũ từng ngồi chung một lớp với chúng tôi thời c̣n bậc Trung Học, anh cũng mang tên Dũng. Dũng này là phi công, khi nghe thấy tin miền Nam bỏ súng đầu hàng, Dũng lái chiếc phi-cơ một ḿnh bay đi mất hút biệt tăm. Phải chăng chiếc phi-cơ ấy đă thành chiếc quan tài, ôm xác anh lao vào phi vụ cuối cùng.

Tôi vội viết đôi hàng chia sẻ với bạn bè,

 

"Thương tiếc măi, con chim rừng, đôi cánh bạc

Ngậm ngùi thôi, ḷng dũng cảm, một anh linh! "

 

 Trên màn ảnh,  tôi đang thấy Gary Cooper liệng xuống đất cái ngôi sao mỏng tanh mà anh vẫn hằng đeo nó trên ngực áo. Rồi anh, tay trong tay với người đẹp Grace Kelly. Họ  quay ngựa hướng về một chân trời mới, tương lai và hạnh phúc của họ là con đường trước mặt, họ không thèm nh́n lại cái đàng sau đầy máu lửa hận thù.

 

Mọi thử thách  đă qua. Người đàn bà ấy, người bạn đồng hành chót của anh, cũng là người độc nhất trên đời đă không phụ bỏ anh, nàng đă sát cánh bên chồng trải qua mọi gian nguy vất vả. Phần đời c̣n lại của họ hẳn phải là sẽ thật b́nh an và hạnh phúc, chỉ cần nh́n thấy ráng chiều rực rỡ ở đàng phía cuối chân trời.

 

Tôi lại nhớ đến  Dũng, người c̣n sót lại sau cái cuộc bể dâu.

Từ dạo ở  Pulau Bidong, tôi không gặp lại Dũng, nhưng làm sao tôi quên cho được, cậu em trai thân mến mang tên Dũng của tôi. Cái dáng đi khập khiễng v́ vết đạn ở cổ chân, cái h́nh ảnh của một chiều hai chị em gặp nhau ở trại tị nạn, chúng cứ theo tôi hoài, không buông, không bỏ được. Và mỗi khi nhớ đến Dũng, tôi không khỏi thầm mơ ước cho Dũng gặp được một người vợ thật hiền ngoan, an ủi nhau vào những ngày c̣n lại. Cầu sao cho mơ ước kia trở thành sự thực, cho tôi được trông thấy Dũng bây giờ, không khác ǵ cái anh chàng Gary Cooper đang sánh vai bên người đẹp Grace Kelly trên cái màn ảnh nhỏ ở ngay trước tôi đây.

 

Coi xong cuốn phim cả buổi rồi,  mà ông xă vẫn thấy tôi cứ ngồi thừ người ra chả nói năng ǵ, bèn đưa mắt nh́n ra cái vẻ chờ đợi vài câu tán thưởng. Tôi bèn trêu chọc  "Đấy ông thấy chưa, lúc hoạn nạn bọn chúng bỏ chạy tiệt, chỉ c̣n trơ lại có mỗi một mụ vợ!”

Ông xă bật lên cười, ṿ tóc tôi  "Thế ra th́ là tôi cũng thật tài t́nh, đă nói ngay là ḿnh sẽ thích phim này mà, đoán chả sai ư bà xă một tư nào ".

 

 

Music By: Fernando - ABBA                                  

 

***JDA***

 

Copyright © 2010

All Rights Reserved

June 27, 2011